Các bệnh lý về xương khớp luôn là nỗi ám ảnh đe dọa tới sức khoẻ của nhiều người đặc biệt là người cao tuổi. Khi mà các cơ quan và sức đề kháng yếu đi. Người lớn tuổi thường phải đối mặt với hàng tỷ thứ bệnh làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày. Đặc biệt, trong số đó phải kể đến bệnh xương khớp.
Mục lục
Bệnh xương khớp là gì?
Như các bạn đã biết, bệnh xương khớp ảnh hưởng khá nhiều tới các hoạt động sống thường ngày. Biểu hiện qua việc tác động những cơn đau đến với các mô sụn, các khớp tay, chân, cột sống, đốt sống cổ,… Làm người bệnh chịu không ít những đau đớn về thể xác.
Các bệnh lý về xương khớp thường xuất hiện ở những đối tượng người cao tuổi, trung niên. Hoặc những người lao động nặng trong thời gian dài, làm việc quá mức. Những cơn đau ngày một nhiều và không chỉ đơn thuần là do sự thay đổi của thời tiết hay tư thế ngồi sai cách. Thì nó chính là biểu hiện của các bệnh lý về xương khớp cần được điều trị kịp thời.
Các loại bệnh lý xương khớp phổ biến

Xương khớp bị tổn thương gây nên rất nhiều bệnh lý liên quan. Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào từng người và từng loại bệnh. Dưới đây chính là 7 loại bệnh lý phổ biến nhất về xương khớp mà rất nhiều người gặp phải.
Thoái hoá khớp
Đây là tình trạng viêm khớp phổ biến nhất hiện nay. Thường gặp ở xương sống, khớp gối, khớp háng. Chúng gây ra tình trạng cứng khớp, sưng đau các khớp. Làm ảnh hưởng khá nhiều tới khả năng di chuyển và vận động bình thường. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này thường do mòn sụn khớp. Hoặc cơn đau khớp tăng lên vào thời điểm cuối ngày. Cùng với đó là tình trạng cứng khớp vào sáng hôm sau.
Viêm xương khớp
Viêm xương khớp thường gây ra do tổn thương sụn khớp khi các mô sụn bảo vệ đầu xương. Làm giảm ma sát cho các khớp xương không còn khả năng hoạt động tốt như trước. Các triệu chứng viêm khớp có thể là sưng, nóng, đỏ tại khớp và cứng các cơ liên quan đến khớp. Chúng làm khớp khó chuyển động, biến dạng thậm chí xương lệch khỏi vị trí quy định.
Bệnh gout
Gout là một loại bệnh gây ra do rối loạn chuyển hoá liên quan đến chế độ ăn uống. Nó làm lắng đọng các tinh thể muối của axit uric tại khớp, ở sụn khớp. Hoặc bao hoạt dịch gây nên tình trạng viêm khớp. Dẫn đến những cơn đau khớp chân và lâu dần sẽ bị cứng khớp, biến dạng.
Gai cột sống

Đây là một loại bệnh gây ra do thoái hoá cột sống. Làm xuất hiện các gai xương mọc ra ngoài hoặc 2 bên cột sống. Gai cột sống có thể ở nhiều vị trí trên xương sống. Nhưng thông thường, phần đông người bệnh thường mắc gai cột sống cổ hoặc gai cột sống lưng. Nó gây nên những cơn đau ở vùng thắt lưng, cổ hoặc vai do tình trạng chèn ép vào dây thần kinh.
Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống bị thoát ra khỏi vị trí quy định. Trong vòng sợi chèn ép vào các rễ thần kinh sống gây nên sự đứt rách vòng sợi. Bệnh thường tập trung ở các dạng chính như thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, đốt sống lưng. Hoặc thoát vị đĩa đệm mất nước, thoát vị đĩa đệm đa tầng,… Làm người bệnh bị tê bì tay chân, đau nhức, ê buốt tay chân.
Loãng xương
Khi mắc bệnh loãng xương, xương sẽ trở nên xốp, giòn và dễ gãy hơn. Đặc biệt, thường gặp ở phụ nữ mãn kinh hoặc người già. Gãy xương do loãng xương thường gặp ở các bộ phận như: Xương cột sống, xương đùi, xương cổ tay và nó rất khó để lành lại được. Dấu hiệu của bệnh loãng xương cũng khá khó để nhận biết.
Tràn dịch khớp gối
Tràn dịch khớp gối gây ra do tình trạng dịch bị ứ đọng trong khớp gối quá nhiều. Làm khớp gối bị phù nề, sưng to. Gây ảnh hưởng khả năng đi lại, di chuyển, làm người bệnh đau đớn khi vận động. Bệnh thường gặp ở những đối tượng trung niên hoặc người cao tuổi.
Nguyên nhân đau nhức xương khớp

Ở mỗi nền Y học khác nhau, các chuyên gia lại có những nhận định về nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp là khác nhau.
Về y học cổ truyền, họ nhận định tất cả các bệnh lý liên quan đến xương khớp đều do tà khí gây ra. Tà khí này xâm phạm đến các kinh lạc ở bộ phận khớp và cơ. Gây nên tình trạng khí huyết tắc nghẽn, không được lưu thông, gây đau nhức, tê mỏi, thoái hoá, viêm sưng.
Về y học hiện đại, bệnh xương khớp do các nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp như sau:
- Tuổi tác: Khi tuổi tác càng cao, những dấu hiệu suy giảm sức khoẻ càng nhiều. Xương dần dần bị lão hoá, các mô sụn, đĩa đệm bị tổn thương. Khiến tình trạng đau nhức xương khớp và cơn đau càng tăng theo thời gian.
- Chấn thương: Những tai nạn, va chạm gây nên chấn thương ở xương cũng là nguyên nhân gây nên bệnh xương khớp.
- Các bệnh lý về xương khớp: Viêm khớp, thoái hoá khớp, bệnh gout, thoát vị đĩa đệm, loãng xương,…
- Mắc các bệnh rối loạn về chuyển hoá: Thừa cân, béo phì, thiếu canxi tác động bất thường đến hệ thống xương khớp
- Nhiễm trùng: Các vi sinh vật gây nhiễm trùng khớp là tác nhân kích thích sự hình thành của nhiều bệnh xương khớp
- Các nguyên nhân khác: Thay đổi thời tiết, lao động quá sức trong thời gian dài,…
Dù là nguyên nhân gì, bệnh xương khớp cũng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống nói chung. Cũng như khả năng di chuyển nói riêng, làm người bệnh chịu nhiều cơn đau đớn. Và nghiêm trọng hơn sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng của bệnh cơ xương khớp
Để tránh những biến chứng không đáng có, người bệnh cần chú ý tới sức khoẻ của mình. Đặc biệt, cần thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của bệnh xương khớp mà bạn cần phải lưu ý:
Đau khớp

Đây là một trong những triệu chứng điển hình và dễ nhận ra nhất khi bạn mắc bệnh xương khớp. Vì cơn đau là ít vào thời gian đầu nên nhiều người sẽ chủ quan. Nghĩ đó là do thời tiết hoặc tư thế ngồi, nằm sai cách.
Nhưng về lâu về dài, tình trạng đau sẽ ngày một nhiều hơn. Và cơn đau tăng lên khi bạn vận động quá nhiều, làm việc quá sức hoặc khi thời tiết thay đổi. Xương khớp sẽ đau hơn vào thời điểm ban tối, trước khi đi ngủ hoặc vào ban đêm. Tình trạng nhức xương vào ban đêm sẽ nhiều hơn so với ban ngày.
Đây cũng là dấu hiệu dễ nhận biết và cũng dễ nhầm lẫn nên bạn cần chú ý lắng nghe cơ thể mình để phát hiện sớm nhé!
Sưng khớp
Tình trạng sưng, nóng và đỏ khớp chính là triệu chứng thường thấy của bệnh đau nhức xương khớp. Vùng da bên ngoài khớp sẽ bị sưng, phù nề, đỏ và cảm thấy hơi ấm hơn so với các vùng da khác khi chạm vào.
Tình trạng sưng khớp cũng làm hạn chế sự vận động của khớp, gây nóng đỏ quanh khớp, gây tổn thương các khớp. Tuỳ thuộc vào tình trạng viêm nặng hay nhẹ mà vị trí viêm sẽ có mức độ sưng đỏ cũng như mức độ đau khác nhau.
Cứng khớp
Đau cứng khớp biểu hiện ra thông qua việc bạn gặp khó khăn trong quá trình cử động .Và đây cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm khớp. Trong một số trường hợp, cứng khớp thường xảy ra vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Hoặc sau khi ngồi làm việc, lái xe trong suốt thời gian dài.
Có những người lại mắc tình trạng cứng khớp ngay sau khi tập thể dục, cảm nhận sự lạo xạo khi cử động các khớp. Nói tóm lại, cứng khớp sẽ thường xuất hiện khi bạn không cử động trong một thời gian dài. Các khớp sau khi không được hoạt động thời gian dài sẽ bị cứng lại khó cử động khi bắt đầu vận hành lại.
Biến dạng khớp

Tình trạng biến dạng khớp có thể gây ra do viêm khớp dạng thấp. Đây cũng là biến chứng khá nguy hiểm khiến người bệnh mất khả năng vận động khớp. Nghiêm trọng hơn có thể gây nên tàn phế suốt đời.
Các khớp ngón tay có thể bị dính và biến dạng tạo nên hình “cổ cò”. Hoặc các ngón tay bị lệch trục về phía xương trụ và tạo nên bàn tay gió thổi. Tình trạng khớp gối sưng đau, hạn chế gấp duỗi có thể gây ra tràn dịch ổ khớp hoặc thậm chí bị dính ở tư thế nửa co.
Các dấu hiệu khác
Bên cạnh một số triệu chứng đặc trưng trên, một số dấu hiệu khác cảnh báo bệnh xương khớp bạn cần đặc biệt chú ý. Như người bệnh bị thiếu máu, chán ăn, ốm mệt, uể oải cơ thể và chán nản, khó chịu.
Phương pháp điều trị bệnh đau xương khớp
Bệnh xương khớp được nhận định theo từng quan điểm Y học khác nhau. Theo đó, con người có thể tìm ra cách chữa trị theo từng nhận định Y học riêng. Điều đó tạo nên sự đa dạng trong phong cách chữa trị. Cũng như phương pháp điều trị phù hợp với cơ địa của từng bệnh nhân khác nhau. Có thể người này hợp với phương pháp này nhưng lại không hợp với phương pháp khác.
Ngay sau đây, hãy tìm hiểu các phương pháp điều trị phổ biến được áp dụng hiệu quả nhất cho bệnh xương khớp hiện nay.
Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp mà nhiều bệnh nhân không mong muốn vì nó gây nên đau đớn. Nhưng ngược lại nó là là biện pháp hiệu quả nhất đối với những trường hợp mắc xương khớp nặng. Không thể tiếp tục điều trị nội khoa hoặc chữa trị bằng các phương pháp bằng thuốc khác. Khi bệnh chuyển biến xấu dần, bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật để chữa trị và ngăn chặn kịp thời tình trạng bệnh.
Điều trị bằng thuốc dân gian
Những bài thuốc dân gian kết hợp với những thảo dược thiên nhiên không độc hại được dân gian lưu truyền cũng là một phương pháp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả mà nhiều người đã áp dụng. Những loại thảo dược chuyên dùng chữa trị bệnh xương khớp bạn có thể tham khảo như hạt đu đủ, cây chìa vôi, xương rồng, ngải cứu rang, lá lốt,…
Bạn có thể bào chế theo nhiều cách như ngâm rượu xoa bóp, rang nóng để chườm, sắc thuốc uống hay giã nát để đắp lên chỗ đau. Mỗi cách bào chế phù hợp với từng tình trạng bệnh hoặc loại bệnh khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp điều trị bằng các bài thuốc dân gian này thường chỉ hiệu quả với những trường hợp xương khớp nhẹ.
Đông y
Phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Đông Y được nhiều người bệnh khá chuộng trong thời gian gần đây. Bởi thuốc Đông Y an toàn và lành tính. Hầu hết các bài thuốc Đông Y đều có nguồn gốc từ các cây thuốc quý. Hoặc thành phần tự nhiên như rễ, thân, lá, hoa, cành. Nó mang lại hiệu quả lâu dài mà ít hoặc không có tác dụng phụ rất tốt cho sức khỏe và đem lại sự an toàn khá cao.
Hiện nay trên thị trường bạn có thể tìm thấy rất nhiều loại thuốc Đông Y hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả nhưng chúng tôi khuyên bạn nên nghiên cứu kỹ nguồn gốc xuất xứ cũng như chất lượng của sản phẩm để mua được loại thuốc an toàn mà hiệu quả điều trị tốt bệnh xương khớp của mình nhé!
Tây y

Thuốc Tây được sử dụng phổ biến để điều trị bệnh về xương khớp như các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm, thuốc giảm sưng, các loại thuốc tiêm corticoid và acid hyaluronic, thuốc chống thấp khớp, thuốc điều trị Gout, thuốc giãn cơ,…
Các loại thuốc Tây được tạo ra từ những phản ứng hoá học. Vì vậy nên chúng được điều chế dưới nhiều dạng khác nhau. Như là thuốc uống, thuốc tiêm, dạng viên và nhiều dạng khác. Khi nạp vào cơ thể, thuốc sẽ đến cách mạch máu, các cơ quan trong cơ thể và nảy sinh các phản ứng khác nhau. Ưu điểm của thuốc Tây Y trong điều trị xương khớp là tác dụng của nó khá nhanh và điều trị bệnh rất tốt, có hiệu quả cao.
Vật lý trị liệu
Phương pháp vật lý trị liệu có thể coi là phương pháp an toàn và tiên tiến nhất. Được nền Y học quốc tế sử dụng rất nhiều để chữa trị các bệnh về xương khớp. Bởi tuy nó cần nhiều thời gian và sự kiên trì của người bệnh. nhưng thành quả đạt được lại rất khả quan, nâng cao hiệu quả điều trị lên gấp nhiều lần. Vật lý trị liệu giúp cải thiện khả năng vận động, phục hồi sau chấn thương,chống teo cơ, yếu cơ, cứng khớp, chống biến dạng khớp. Chương trình điều trị vật lý trị liệu có thể diễn ra như sau:
- Nhiệt trị liệu: sử dụng hồng ngoại hoặc sóng ngắn, ủ sáp paraphin giúp giảm đau, chống viêm giãn cơ
- Điện xung: dùng dòng điện để giảm đau, kích thích cơ yếu, tránh teo cơ
- Siêu âm trị liệu: Sóng siêu âm làm mòn vôi hoá, các gai xương do thoái hoá
- Vận động trị liệu: tuỳ các khớp viêm mà phối hợp các bài tập duy trì hoạt động khớp
Bên cạnh đó, người bệnh cũng được hướng dẫn chế độ ăn uống phù hợp với các thực phẩm giàu Canxi, Vitamin C, Omega 3.
Dù cho sử dụng phương pháp điều trị nào, người bệnh cũng cần tìm hiểu và được tư vấn hợp lý. Để nhanh chóng đẩy lùi bệnh xương khớp một cách hiệu quả nhất. Mong rằng với những chia sẻ trên, bạn đã có thể hiểu một cách chi tiết các bệnh về xương khớp. Hãy lắng nghe sức khỏe bản thân cũng như những người thân yêu trong gia đình bạn nhé!