Loãng xương đang là một bệnh lý chiếm tỷ lệ người mắc khá cao, đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh và người già. Nó cũng là bệnh gây nên nhiều hậu quả nghiêm trọng với khung xương gây nên tình trạng gãy xương, rạn xương, nứt xương thậm chí không thể phục hồi. Cứ mỗi năm số lượng người mắc bệnh loãng xương trên thế giới lại tăng trung bình tới 200 triệu người. Tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh là cao hơn nhiều so với nam giới. Điều đáng lo ngại là bệnh này có tính chất diễn biến thầm lặng mà hậu quả lại rất nặng nề. Vậy làm cách nào để nhận biết sớm và có cách khắc phục kịp thời?
Mục lục
Tổng quan về bệnh loãng xương
Ai cũng biết đây là căn bệnh phổ biến do tuổi già. Vậy còn những đối tượng nào dễ bị không? Dưới đây là những giải đáp cho bạn!
Loãng xương là gì?

Hay gọi là giòn xương hoặc xốp xương là tình trạng rối loạn chuyển hoá của khung xương. Đặc biệt là hiện tượng xương liên tục mỏng dần, mật độ chất trong xương ngày càng ít hơn. Điều này đã góp phần khiến xương bị giảm độ chắc chắn, không còn bền vững, khả năng chống đỡ kém. Xương trở nên yếu và giòn cùng với đó là tình trạng rạn nứt hoặc gãy xương.
Hiện tượng gãy xương có thể xuất hiện ở nhiều nơi trong khung xương. Nhưng nhiều nhất là gãy xương đùi, xương cột sống và xương cổ tay. Trong đó, xương đùi và xương cột sống là những chỗ có khả năng lành lại rất khó khăn. Người bệnh sẽ phải tiến hành phẫu thuật rất tốn kém.
Những người dễ bị loãng xương
Có thể bạn chưa biết, ở người bình thường, hệ thống xương phát triển liên tục từ khi hình thành phôi thai cho đến khoảng 30 tuổi. Sau độ tuổi đó, xương sẽ có dấu hiệu lão hoá dần và thiếu chất gây nên giòn xương. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh như:
- Phụ nữ trước và sau mãn kinh: Thời kỳ mãn kinh, cơ thể phụ nữ giảm sản xuất estrogen ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp canxi. Tỷ lệ nữ giới mắc xương xốp cũng cao hơn nam giới rất nhiều
- Người già, người cao tuổi: Tuổi tác càng cao, khả năng sản sinh và tái tạo xương càng giảm. Chất lượng xương kém dần, khả năng đàn hồi và chịu lực giảm
- Người có thể trạng kém, ít vận động: Tình trạng thấp bé, nhẹ cân, còi xương, suy dinh dưỡng từ nhỏ. Và người có chế độ ăn thiếu canxi, vitamin D dễ bị loãng xương. Việc lười vận động hoặc bất động lâu do bệnh tật sẽ gây yếu xương
- Người hút thuốc, sử dụng chất kích thích: Những chất kích thích khi sử dụng nhiều sẽ thúc đẩy thải canxi qua đường thận. Giảm hấp thu canxi ở đường tiêu hoá
- Thường xuyên sử dụng thuốc tây: Lạm dụng thuốc kháng viêm, thuốc chống động kinh,..sẽ gây ức chế quá trình tạo xương
- Người có gia đình tiền sử bệnh loãng xương: Yếu tố di truyền chiếm tới 60% nguyên nhân gây loãng xương
- Người mắc bệnh nội tiết, suy thận: Cường tuyến cận giáp, cường tuyến giáp, suy thận mãn, chạy thận nhiều ngày. Chúng gây mất nhiều canxi qua đường tiết niệu, từ đó dễ mắc loãng xương hơn.
Hậu quả của bệnh loãng xương

Loãng xương là một căn bệnh thầm lặng. Nên người bệnh thường chỉ phát hiện ra khi đã bị gãy xương hoặc các biến chứng khác. Hậu quả nghiêm trọng nhất của loãng xương đó là rạn xương, nứt xương hoặc gãy xương. Khi tình trạng bệnh quá nặng, xương trở nên yếu hơn bao giờ hết, chỉ va chạm nhẹ cũng có thể bị gãy.
Tình trạng cột sống biến dạng cũng có thể xảy ra khi bị loãng xương. Khi bờ trước của đốt sống bị xẹp lại, người bệnh sẽ bị gù cột sống. Nó gây sức ép lên các cơ quan bộ phận trong lồng ngực và ruột khiến người bệnh khó thở, gầy gò, thiếu sức sống.
Bệnh nhân mắc loãng xương còn có nguy cơ mắc biến chứng tim mạch, viêm phổi. Hoặc một số biến chứng khác như cong xương, vẹo cột sống, gãy lún cột sống,…
Nguyên nhân dẫn đến bệnh loãng xương
Loãng xương được đánh giá là một bệnh lý xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như:
- Suy giảm hormone: Ở phụ nữ, estrogen đóng vai trò bảo vệ xương. Khi estrogen thấp (phụ nữ mãn kinh) sẽ dễ mắc loãng xương hơn
- Chấn thương: Tình trạng gãy xương trước đó cũng tăng khả năng loãng xương sau này
- Ít bổ sung chất dinh dưỡng: Thiếu canxi, vitamin D, vitamin B6, B12, photpho,…
- Sử dụng chất kích thích: Giảm khả năng hấp thu canxi
- Loãng xương thứ phát: Bắt nguồn từ bệnh về tiêu hoá, thận, tuyến giáp
- Lười vận động, suy dinh dưỡng, thấp bé, còi xương
- Lạm dụng thuốc gây loãng xương: Thuốc chống co giật, corticosteroid
Triệu chứng bệnh loãng xương

Thường thì loãng xương không biểu hiện nhiều triệu chứng. Chỉ khi xương yếu đi và gãy khi ngã hoặc trẹo chân thì người bệnh mới nhận ra. Một số dấu hiệu nhận biết loãng xương bạn có thể tham khảo dưới đây:
- Gãy lún cột sống gây đau lưng, giảm chiều cao, khòm lưng
- Đau nhức đầu xương và các vùng xương chính như cột sống, thắt lưng, xương hông, đầu gối, cơn đau âm ỉ và kéo dài
- Đau cột sống, thắt lưng lan xuống 2 bên sườn, đau hơn khi vận động mạnh
- Khó cúi gập người hoặc xoay hẳn người
Ngoài ra ở lứa tuổi trung niên, người bệnh dễ bị mắc các bệnh đi kèm như giãn tĩnh mạch, cao huyết áp, thoái hoá khớp,…
Điều trị loãng xương
Loãng xương gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy để điều trị bệnh lý này, Y học có khá nhiều phương pháp phù hợp với từng mức độ bệnh khác nhau.

Thay đổi lối sống
Việc thay đổi thói quen sinh hoạt, tập thể dục và ăn uống đầy đủ các chất chính là biện pháp hữu hiệu nhất. Và chúng được khuyến khích sử dụng nhiều nhất khi mắc bệnh loãng xương. Nó giúp làm giảm nguy cơ gãy xương và cải thiện sức khỏe cơ bắp. Bạn cần thường xuyên tập thể dục, bỏ thói quen sử dụng chất kích thích. Nạp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, vitamin D vào cơ thể để tăng quá trình hồi phục canxi trong xương.
Sử dụng thuốc uống
Để cung cấp canxi và các chất cần thiết phục vụ quá trình tái tạo, lấp đầy chất xương, giảm nguy cơ gãy xương. Các bác sĩ có thể chỉ định bạn một số loại thuốc hỗ trợ điều trị loãng xương như: bisphosphonates, calcitonin, estrogen agonists, liệu pháp hormone, liệu pháp estrogen. Các loại thuốc Tây có thể mang đến hiệu quả cao trong quá trình hồi phục xương, lấy lại độ vững chắc cho xương. Tuy nhiên, bạn nên trao đổi với bác sĩ về những loại thuốc phù hợp với cơ thể mình nhé!
Các phương pháp khác
Cho dù bạn có quyết định sử dụng thuốc uống điều trị loãng xương hay không. Có những điều cần thiết mà lúc nào bạn cũng phải làm để tránh nguy cơ gãy xương. Đó chỉ đơn giản là việc sắp xếp đồ đạc gọn gàng, tránh bừa bộn vấp ngã vào đống đồ. Bạn cũng cần cẩn thận hơn trong vấn đề đi đứng, di chuyển bằng cả hình thức đi bộ hay đi xe. Tránh những va đập không cần thiết để bảo vệ khung xương, tránh những hư tổn đến với các bộ phận dễ va chạm. Cụ thể như đầu gối, khuỷu tay, mắt cá chân,…
Phòng ngừa bệnh loãng xương

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do vậy, hãy có kế hoạch sinh hoạt phù hợp để hạn chế nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhé!
Bạn cần thiết lập chế độ ăn uống cung cấp đủ các chất đặc biệt quan trọng như canxi và vitamin D. Tùy theo từng độ tuổi mà nhu cầu về canxi khác nhau:
- Trẻ em dưới 15 tuổi: nhu cầu canxi là 600-700 mg/ngày
- Người từ 15 – 50 tuổi: cần 1000 mg canxi/ngày
- Người trên 50 tuổi: 1200mg/ngày
Bạn có thể nạp canxi từ các loại thực phẩm như tôm, cua, cá, sữa, các chế phẩm từ sữa,…
Tập thể dục thường xuyên và đúng cường độ để giúp hệ xương khỏe mạnh. Tăng cao sức khoẻ của các cơ quan như tim mạch, hệ hô hấp. Tránh lạm dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê.
Khi có các dấu hiệu đau mỏi xương khớp, cột sống, cơ bắp hoặc các triệu chứng nêu ở mục 3. Bạn nên thăm khám và kiểm tra để sớm phát hiện và kịp thời điều trị nhé!
Loãng xương là căn bệnh rất thầm lặng và nguy hiểm. Chính vì vậy khi bệnh biểu hiện các dấu hiệu cụ thể cũng là lúc cơ thể người bệnh đã mất đi lượng xương đáng kể. Hiểu được hậu quả gây ra từ loãng xương, hãy thiết lập cho mình thói quen sinh hoạt tốt từ ngay bây giờ. Để phòng ngừa và điều trị bệnh loãng xương này bạn nhé!