Mục lục
Thoái hóa khớp là gì?
Đây chính là tình trạng phần sụn khớp và phần địa đệm bị thoái hóa, đi kèm có thể có các phản ứng viêm. Tình trạng này gây giảm dịch nhầy bôi trơn làm các khớp trở lên cứng, mỗi khi vận động sẽ đau nhức. Đây là một bệnh mãn tính rất hay gặp phải ở những người độ tuổi từ 40 trở lên và càng tăng mạnh hơn ở độ tuổi 60.
Tuy nhiên nguyên nhân sâu xa nhất của căn nguyên dẫn đến thoái hóa xương khớp chính là bởi tình trạng chịu áp lực quá tải trong thời gian dài của sụn khớp và quá trình lão hóa. Triệu chứng của bệnh lý này lại rất đa dạng, mỗi người mỗi kiểu nhưng đa phần đều có những điểm chung như sau:
- Đau khớp: Tình trạng đau theo cơ giới ( đau khi vận động và giảm lúc nghỉ ngơi), cơn đau thường xuất hiện ở những vị trí đối xứng hai bên, đau âm ỉ, có khi thành cân khi vận động ở tư thế bất lợi, đau nhiều về buổi chiều, giảm vào đêm và sáng sớm.
- Hạn chế vận động: Thoái hóa xương khớp làm phản xạ co cứng khiến nhiều động tác vận động gặp nhiều khó khăn.
- Biến dạng khớp: Nguyên nhân do mọc gai xương, lệch trục khớp hoặc do thoát vị màng hoạt dịch.
Các loại bệnh học thoái hóa khớp

Thoái hóa xương khớp có thể xảy ra ở mọi vị trí tuy nhiên vẫn có một số nơi dễ gặp phải tình trạng này nhất như khớp gối, khớp vai, khớp hàng,… Cùng chính từ đây mà có các loại bệnh học như sau:
Thoái hóa ở khớp gối
Thoái hóa ngay khớp gối là bệnh lý phổ biến nhất bởi vị trí này đặc biệt phải gánh chịu trọng lực cơ thể trong mọi vận động. Triệu chứng cũng giống với các triệu chứng chung như xuất hiện đau nhức, cứng khớp, tuy nhiên bệnh nhân có thể thấy thêm những dấu hiệu khác như sưng tấy, phần khớp gối bị teo ở khớp hoặc biến dạng,…
Thoái hóa khớp háng
Khớp háng nằm giữa xương chậu và xương đùi có thể bị thoái hóa một trong hai bên hoặc cả hai. Người bệnh thường có triệu chứng ban đầu đi lại khó khăn, đau vùng bẹn và lan dần xuống đùi, ra sau mông hoặc các vùng lân cận. Thoái hóa ở khớp háng nguyên phát gặp phần lớn ở người cao tuổi chiếm đến 50% trường hợp.
Thoái hóa vị trí khớp vai
Khi bị thoái hóa xương khớp vai sẽ có những triệu chứng như khớp vai cứng, vai có thể bị sưng lên, đau nhức, gặp khó khăn khi cử động, đôi khí xuất hiện những tiếng động khi vùng vai di chuyển. Bên cạnh yếu tố tuổi tác, nguyên nhân lớn dẫn đến bệnh lý này là từ tính chất công việc phải mang vác nặng nhọc trong thời gian dài, bị gặp chấn thương hay các thói quen sinh hoạt không đúng tư thế,…
Thoái hóa đa khớp

Thoái hóa đa khớp là tình trạng thoái hóa ở nhiều vị trí khớp xương khác nhau, nó gây ra tình trạng bào mòn lớp sụn bọc khớp xương gây đau đớn mỗi khi vận động. Vì bệnh lý này xảy ra ở nhiều điểm nên cần theo dõi ở từng vùng trước khi đi đến kết luận.
Những loại thoái hóa xương khớp khác
Ngoài những vị trí phổ biến bên trên có tỷ lệ bị thoái hóa ở xương khớp cao thì vẫn còn rất nhiều trường hợp khác. Có thể kể đến những loại thoái hóa khác như:
- Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay
- Thoái hóa cột sống thắt lưng
- Thoái hóa cột sống cổ
- Thoái hóa bàn chân
- Thoái hóa gót chân
Các giai đoạn của thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp thường bị nhầm lẫn với những tình trạng đau xương bình thường bởi nó phát triển theo 4 giai đoạn khác nhau với các biểu hiện tăng dần. Chỉ khi bệnh có biểu hiện nặng, người ta mới chú ý đến nó và cuồng cuồng đi thăm khám để tìm ra cách thức điều trị. Việc phát hiện sớm sẽ giúp bác sĩ đưa ra các giải pháp hiệu quả nhất. Dưới đây là 4 giai đoạn phát triển của thoái hóa khớp:

Giai đoạn 1: Biểu hiện không rõ ràng
Ở giai đoạn đầu tiên, các biểu hiện đều chưa rõ ràng. Cơn đau ở mức độ nhẹ và hình ảnh khi chụp X-Quang vẫn cho ra gần như bình thường. Trong một số trường hợp có thể phát hiện có gai xương nhỏ. Đây sẽ là điểm khác biệt giúp bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán.
Với những người bị thoái hóa xương khớp giai đoạn 1 sẽ cảm thấy không có quá nhiều sự bất tiện, khó khăn trong vận động, các cơn đau xuất hiện tần suất ít, cơn đau chỉ tăng mạnh khi vận động quá nhiều, vận động liên tục hoặc vận động nặng. Lúc này, các vị trí thoái hóa cũng chưa xuất hiện viêm, các ổ sưng hay bị biến dạng.
Cách điều trị:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt, tăng cường tập thể dục
- Thay đổi trong chế độ ăn uống
- Làm việc vừa sức
- Kết hợp sử dụng một số dòng thuốc giúp bổ khớp để làm chậm quá trình phát triển bệnh.
Giai đoạn 2: Biểu hiện nhẹ
Nếu người bệnh bỏ qua điều trị ở giai đoạn 1, nguy cơ tiến đến giai đoạn 2 sẽ rất nhanh chóng. Mặc dù vậy các biểu hiện vẫn ở mức độ nhẹ. Hình ảnh khi chụp X – Quang cho hiện tượng hẹp khe khớp nhẹ và xuất hiện gai xương nhỏ. Nhờ khả năng cung cấp đầy đủ hoạt dịch cho các hoạt động nên những cơn đau vẫn chưa xuất hiện nhiều. Nhờ đó mà hầu hết người bệnh cảm thấy không bị quá khó khăn khi đi lại.
Cách điều trị:
- Người bệnh cần cân đối lại thói quen sinh hoạt của mình
- Trong chế độ ăn uống giảm chất béo, tăng tập thể dục
- Sử dụng kèm thuốc theo chỉ định của bác sĩ
Giai đoạn 3: Tổn thương rõ nét

Chụp X-Quang ở giai đoạn này sẽ cho thấy xuất hiện những tổn thương hẹp ở các khe khớp rõ. Xuất hiện nhiều gai xương với đa dạng kích thước, tại nơi đầu xương có trường hợp bị biến dạng.
Về biểu hiện lâm sàng cụ thể như sau:
- Vận động của khớp gặp nhiều khó khăn do lớp sụn bị tổn thương rõ nét
- Cơn đau tại vị trí thoái hóa xương khớp xuất hiện nhiều hơn
- Cứng khớp vào buổi sáng
- Có thể xuất hiện tình trạng sưng nóng, thâm chí nặng sẽ bị tràn dịch
Điều trị:
- Yêu cầu điều trị nội khoa
- Sử dụng thuốc chống viêm kết hợp với các loại thuốc bổ trợ khớp
- Điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, vận động, ăn uống
- Có thể can thiệp phẫu thuật
Giai đoạn 4: Biểu hiện nặng
Hình ảnh chụp X-Quang cho thấy hẹp khe khớp nhiều có thể là toàn bộ, đặc xương dưới sụn. Và gai xương xuất hiện nhiều với kích thước lớn, đầu xương bị biến dạng rõ rệt.
Biểu hiện lâm sàng:
- Đau nhức liên tục, các cơn đau dữ dội và tăng mạnh khi vận động
- Cứng khớp vào mỗi buổi sáng
- Bị biến dạng khớp do hẹp khe khớp, dẫn đến lệch trục, dính khớp
- Xuất hiện viêm khớp
Điều trị:
- Yêu cầu điều trị tích cực nội khoa cùng vật lý trị liệu
- Chỉ định điều trị ngoại khoa với những trường hợp cụ thể
Điều trị thoái hóa xương khớp

Để chẩn đoán thoái hóa xương khớp, có thể áp dụng một số phương pháp như siêu âm khớp, chụp MRI, chụp X-Quang, nội soi khớp. Từ đây, bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp với giai đoạn của từng bệnh nhân gặp phải.
Bên cạnh việc tuân thủ những bước điều trị tại bệnh viện. Người bệnh cũng cần nâng cao ý thức bản thân để giúp hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra thuận lợi. Dưới đây là một số cách hiệu quả trong điều trị thoái hóa xương khớp.
Chữa bằng thuốc tân dược
Bệnh học thoái hóa khớp là một bệnh mãn tính kéo dài dai dẳng không thể khỏi trong một sớm một chiều. Việc sử dụng các loại thuốc tân dược là cực kỳ quan trọng. Điều này làm giảm các cơn đau, điều trị các ổ viêm để duy trì các hoạt động hàng ngày diễn ra bình thường. Ngoài những loại thuốc đặc trị như Glucosamine, Chondroitin,… bạn có thể kết hợp sử dụng những loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ điều trị tăng hiệu quả.
Cải thiện bằng bài thuốc dân gian
Trong dân gian có một số bài thuốc giúp làm giảm những cơn đau do thoái hóa khớp gây ra cực kỳ nhạy mà người bệnh có thể áp dụng tại nhà.
- Ngâm chân nước muối, gừng: Sử dụng nước ấm khoảng 50 – 60 độ C pha cùng muối và gừng giã nát để ngâm chân vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.
- Uống nước lá lốt: Sắc lá lốt phơi khô với nước và uống liên tục trong vòng 10 ngày.
- Chườm ngải cứu và muối: Sử dụng ngải cứu và muối trắng đã rang nóng, bọc vào khăn vải sạch để đắp lên vùng khớp bị đau nhức sẽ giúp giảm đau, giảm sưng viêm.
- Tẩm bổ bằng canh đu đủ xanh và mễ nhân trần: Đun sôi đu đủ xanh và mễ nhân trần đến khi chính mềm thì ăn khi còn ấm.
Phòng tránh thoái hóa xương khớp

Được gọi là căn bệnh người già bởi đây lúc này cơ thể đã bước vào giai đoạn lão hóa. Để phòng tránh nguy cơ mắc nó thì bạn cần chú ý trong những điều sau:
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đi bộ mỗi ngày
- Vận động nhẹ nhàng, không mang vác đồ quá nặng
- Ăn uống điều độ, tránh để tình trạng tăng cân – béo phì gây áp lực cho xương khớp
- Thường xuyên ăn rau xanh, các thực phẩm chứa nhiều vitamin D, vitamin E, vitamin C, vitamin K.
- Giữ gìn sức khỏe, đi khám ngay khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường.
Thoái hóa khớp kéo dài dai dẳng làm cuộc sống của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Làm cản trở mỗi khi vận động, mang đến những cơn đau đớn về thể xác cho người bệnh. Chính vì vậy, hãy bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu ngay hôm nay. Để khi về già vẫn có một sức khỏe tốt, xương khớp dẻo dai. Hy vọng những thông tin trên đây đã mang lại cho bạn đọc nhiều điều bổ ích.