Mục lục
Giới thiệu bệnh thoát vị đĩa đệm
Đây là căn bệnh phổ biến trong nhóm bệnh cơ xương khớp. Nó gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh. Cùng khám phá bệnh lý này tại dưới đây!
Thoát vị đĩa đệm là gì?

Được định nghĩa là một bệnh lý về xương khớp khi tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống bị lệch khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào các rễ thần kinh sống gây nên đứt rách vòng sợi và biểu hiện là những cơn đau nhức, tê bì chân tay và lan xuống các bộ phận khác.
Thực tế là, tại bất kỳ nơi nào trên cột sống con người, tình trạng sang chấn hoặc thoái hoá, nứt, rách đĩa đệm đều có thể xảy ra và gây nên bệnh lý nay. Bệnh thường tập trung ở các dạng như thoát vị đốt sống cổ, thoát vị đĩa đốt sống thắt lưng, thoát vị đa tầng, thoát vịmất nước. Tuy nhiên, đa số các trường hợp bệnh nhân đều mắc phải đó là thoát vị cột sống lưng.
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có nguy hiểm không?
Cũng như các bệnh lý về xương khớp khác, thoát vị đĩa đệm gây nên những cơn đau buốt và tê bì tay chân ảnh hưởng khá nhiều tới khả năng làm việc cũng như sinh hoạt thường ngày. Nếu để tình trạng kéo dài mà không có biện pháp can thiệp, nó sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm và nặng nhất là tê liệt tay chân và tàn phế suốt đời.
Bên cạnh đó, một số biến chứng khác có thể xảy ra như:

- Rối loạn đại tiểu tiện: thắt lưng bị chèn ép gây rối loạn cơ tròn khiến việc đại tiểu tiện diễn ra một cách không tự chủ
- Tổn thương dây thần kinh: cột sống có nhiều dây thần kinh chạy dọc do vậy thoát vị cột sống thắt lưng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh khiến người bệnh đau nhức lưng và cả chân tay
- Rối loạn cảm giác: tê chân, vùng da tổn thương dây thần kinh nóng lạnh thất thường
- Teo cơ các chi: bệnh chèn ép, ngăn cản máu lưu thông đến các cơ làm teo chi
- Đau khập khiễng cách hồi: rối loạn vận động, người bệnh đi lại không linh hoạt mà phải nghỉ nhiều đợt giữa chừng
- Gây liệt hoặc tàn phế: là biến chứng nguy hiểm nhất, lấy đi hoàn toàn khả năng vận động, người bệnh chỉ có thể nằm 1 chỗ
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Căn bệnh này thường gặp nhất ở độ tuổi khoảng 22 đến 55 tuổi. Đây là lứa tuổi đang lao động và chiếm vị trí rất quan trọng trong cộng đồng. Để lấy lại khả năng làm việc và vận động bình thường. Cũng như giảm thiểu những cơn đau gây ra, nền Y học hiện đại sử dụng khá nhiều phương pháp điều trị. Chúng đem đến sự hiệu quả và an toàn cho người bệnh.
Bệnh được điều trị hiệu quả theo hướng làm giảm những cơn đau nhức gây ra bằng Chiropractic. Kết hợp vận động trị liệu và Physiotherapy. Tiếp cận đúng phương pháp chữa trị cũng như thay đổi thói quen sinh hoạt hợp lý sẽ gia tăng khả năng lành bệnh. Và ngăn ngừa những cơn đau tái phát.
Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm

Qua quá trình nghiên cứu, những bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:
- Nghề nghiệp: Lao động quá sức, vận động mạnh trong thời gian dài, làm việc sai tư thế.
- Tuổi tác: Tình trạng lão hoá của cơ thể gây nên đĩa đệm mất nước, thoái hoá xơ cứng.
- Do chấn thương gây ra ở vùng lưng.
- Các bệnh bẩm sinh: Gù lưng, thoái hoá cột sống,…
- Thừa cân, béo phì: Gây chèn ép, tạo gánh nặng cho đĩa đệm cột sống.
Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng là một trong những nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm mà bạn cần lưu ý.
Dấu hiệu thoát vị đĩa đệm
Việc nhận diện được những triệu chứng và có cách chữa trị kịp thời sẽ giúp bạn tránh xa khỏi những biến chứng khó lường. Một số dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị đĩa đệm bạn có thể tham khảo như:
- Đau nhức, ê buốt tay chân: Đây là triệu chứng cơ bản thường xuất hiện ở vai, cổ, thắt lưng. Cơn đau có thể kéo dài vài ngày và tăng lên khi vận động.
- Tê bì chân tay: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ gây nên đau nhức vai gáy và tê bì lan xuống chân tay. Còn thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì cơn tê lan xuống mông, đùi, bẹn, chân,…
- Yếu cơ, bại liệt: khi tình trạng bệnh diễn biến nặng, cơ bị yếu, di chuyển khó khăn, teo cơ chân thậm chí bại liệt và nằm một chỗ.
- Bị són hoặc bí tiểu.
- Mất cảm giác ở bắp đùi trong hoặc quanh hậu môn.
Khi có những triệu chứng trên, bạn cần đến ngay bệnh viện để tiến hành kiểm tra và chẩn đoán tình trạng bệnh.
Các giai đoạn của thoát vị đĩa đệm

Bệnh được tiến triển qua từng giai đoạn. Và càng về lâu về dài, tình trạng bệnh sẽ ngày một chuyển biến xấu.
Giai đoạn 1: Phình/lồi đĩa đệm
Phình đĩa đệm là giai đoạn chớm bệnh khi vòng xơ vẫn bình thường nhưng nhân nhầy đã có xu hướng biến dạng. Tuy nhiên, bệnh nhân thường khó phát hiện ra. Bởi do những cơn đau gián đoạn và không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với đau lưng thông thường.
Lồi đĩa đệm là khi vòng xơ đã trở nên yếu hơn nhưng chưa hết chiều dày của vòng. Nhầy vẫn nằm trong bao xơ nhưng tạo thành ổ lồi khu trú làm lồi đĩa đệm. Bệnh nhân đã có thể cảm nhận rõ hơn sự bất thường do việc đau lưng cục bộ.
Giai đoạn 2: Sa đĩa đệm
Vòng xơ ngày càng yếu và có khả năng bị rách, nhân nhầy nằm trong bao xơ nhưng có sự chèn ép lên dây thần kinh. Chúng làm bệnh nhân bị đau dữ dội, cảm giác khó chịu ngày một nhiều hơn.
Giai đoạn 3: Thoát vị đĩa đệm thực thụ
Ở giai đoạn này, bao xơ bị rách hoàn toàn, nhân nhầy thoát ra ngoài nhưng vẫn tạo thành một khối với nhau. Chúng chèn ép nhiều lên dây thần kinh làm gia tăng các triệu chứng. Có thể kể đến như tê bì, chuột rút, mệt mỏi, ê nhức, hạn chế khả năng vận động.
Giai đoạn 4: Thoát vị đĩa đệm có mảnh rời
Khối thoát vị lớn, nhân nhầy thoát ra và tách hẳn khỏi phần đĩa đệm. Chính vì vậy, người bệnh sẽ chịu những đau đớn gấp lên nhiều lần. Một số trường hợp teo chân hoặc rối loạn, mất kiểm soát đại tiểu tiện.
Chữa thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, nền Y học phát triển, các phương pháp điều trị không can thiệp dao kéo càng phát triển và mang đến hiệu quả hơn. Thực tế là trên 90% bệnh nhân bị đau thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm đều được điều trị Nội khoa. Còn lại 5-10% số bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng được điều trị bằng phẫu thuật. Một số phương pháp điều trị hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm được áp dụng hiện nay đó là:
Trị liệu Pneumex PneuBack
Trị liệu phục hồi chức năng Pneumex PneuBack là sự kết hợp toàn diện giữa tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Và trị liệu thần kinh cột sống và giảm áp kèm tần số rung.
Liệu trình Pneumex PneuBack có 7 bước:
- Thiết bị định vị tư thế Pneu Map.
- Bàn giảm áp xung động Pneu Vibro.
- Phân tích và điều chỉnh dáng đi Pneu Weight Treadmill.
- Ghế tập phục hồi cơ bắp không trọng lực PneuBack Chair.
- Ghế tập giãn cơ lưng.
- Ghế tập phục hồi cơ bắp.
- Các bài tập riêng cho từng bệnh nhân.
Trị liệu thần kinh cột sống
Đây là phương pháp dựa trên mối liên hệ giữa các thành phần trong cấu trúc cơ thể con người. Như hệ cơ, hệ xương, hệ thần kinh và sức khỏe của bệnh nhân. Từ đó, các bác sĩ sẽ nắn chỉnh các đốt sống vào đúng vị trí, bảo vệ các dây thần kinh cột sống đi qua các đốt sống. Cùng với đó là cải thiện chức năng của hệ thần kinh cột sống giúp con người quay về trạng thái tự cân bằng ban đầu.
Điều trị bằng thuốc tân dược

Sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm đang được áp dụng khá rộng rãi hiện nay. Các nhóm thuốc được sử dụng để điều trị thoát vị đĩa đệm đó là:
- Nhóm thuốc giảm đau: Paracetamol, Neurontin, Aspirin .
- Thuốc kháng viêm không Steroid: Meloxicam, Diclofenac… dùng để bôi, tiêm hoặc uống tại chỗ.
- Các loại vitamin cho thần kinh: Vitamin nhóm B như B1,B6,B12.
Tùy theo tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bạn sử dụng loại thuốc nào. Không nên tự ý mua thuốc để điều trị bởi những nhóm thuốc này hầu hết đều có tác dụng phụ trong một số trường hợp.
Để có cách chữa trị thích hợp, bạn cần hiểu rõ về tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây nên bệnh. Mong rằng những kiến thức chia sẻ trên về thoát vị đĩa đệm, nó thực sự đem lại cho bạn sự bổ ích!