Mục lục
Tràn dịch khớp gối là bệnh gì?
Khớp gối là một trong những bộ phận quan trọng gánh chịu trọng lượng của cơ thế. Nhưng trong thời gian dài mà khớp gối phải hoạt động nhiều mà ít được chăm sóc bị chấn thương. Hay do những nguyên nhân bất thường nào đó. Khiến cho khớp gối bị tổn thương và lượng dịch khớp sẽ tăng lên. Và dẫn đến hiện tượng tràn dịch là điều tất yếu. Từ đó khiến cho người bệnh gặp phải triệu chứng đau nhức. Gây ảnh hưởng tới quá trình vận động của người bệnh.
Mặc dù tràn dịch ở khớp gối không phải là căn bệnh khó chữa nhưng nếu không được chẩn đoán. Và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.

Tràn dịch khớp gối có nguy hiểm không?
Bệnh tương đối nguy hiểm, nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Sẽ làm hạn chế vận động khớp gối của người bệnh do tình trạng sưng viêm. Bên cạnh đó, nó còn gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng khớp do chọc hút dịch nhiều lần. Thậm chí là phá hủy khớp và dẫn đến nguy cơ bị bại liệt.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm mà không gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhưng trên thực tế, rất nhiều người chủ quan với sức khỏe. Và tình trạng bệnh của mình nên khi đến các cơ sở y tế thì tình trạng đã trở nên nghiêm trọng.
Tràn dịch khớp gối bao lâu thì khỏi?
Thời gian phục hồi của tràn dịch ở khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và phương pháp điều trị.
- Trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, tràn dịch ít thì chỉ cần sử dụng dụng cụ nẹp đầu gối, để hạn chế vận động mạnh thì sau khoảng vài tuần là bệnh sẽ tự khỏi.
- Khi gặp tình trạng lượng dịch tràn nhiều thì cần phải được tiến hành sử dụng các loại thuốc đặc trị chuyên chữa tràn dịch ở khớp gối hoặc áp dụng phương pháp hút dịch, cố định khớp gối trong thời gian dài. Trường hợp này thời gian điều trị có thể lên tới 1 tháng hoặc nhiều hơn, tùy thuộc vào thể trạng của mỗi người.
Nguyên nhân gây bệnh tràn dịch khớp gối

Một số nguyên nhân điển hình gây bệnh phải kể đến như:
Chấn thương
Người bị tràn dịch thường do chấn thương như gãy xương, dây chằng gối bị đứt, sụn chêm khớp gối bị rách, tổn thương sụn khớp. Nguyên nhân là so thực hiện động tác một cách đột ngột, khiến lương dịch tiết ra nhiều hơn bình thường dẫn đến phù nề ở các khớp.
Các loại chấn thương này có thể là do tai nạn trong cuộc sống như vấp ngã cầu thang, vấp ngã do chân yếu, trơn trượt bị ngã,.. tai nạn giao thông. Chơi thể thao quá sức, tập luyện sai tư thế cũng là nguyên nhân làm khớp gối tràn dịch.
Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn, virus hay viêm nhiễm sau chấn thương mà không được chăm sóc cẩn thận cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tràn dịch khớp khói. Một số loại vi khuẩn thường thấy là vi khuẩn lao, Mycoplasma đến cả vi nấm, virus.
Tiền sử bệnh khớp gối
Những người có tiền sử các bệnh lý khớp gối như viêm khớp dạng thấp, viêm bao dịch hoạt, thoái hóa khớp gối, u khớp, nhiễm trùng khớp, gout,…có nguy cơ cao làm tràn dịch vị trí khớp gối.
Béo phì

Khớp gối là bộ phận chịu trọng lượng của toàn bộ cơ thể, Do đó, khi trọng lượng cơ thể vượt quá ngưỡng chịu đựng của khớp gối sẽ đè nén lên sụn khớp ở đầu gối. Khiến bộ phận này phải chịu áp lực lớn trong thời gian dài làm bao hoạt dịch tăng lên. Chính vì thế, những người bị béo phì sẽ có nguy cơ bị tràn dịch ở khớp gối cao hơn người thường.
Các yếu tố khác
Tràn dịch vị trí khớp gối cũng có thể do thể trạng ( bệnh tự miễn) hoặc do di truyền. Cũng có thể là do các biến chứng của bệnh gút, đái tháo đường ở người cao tuổi,..
Triệu chứng viêm khớp gối tràn dịch
Tràn dịch ở khớp gối là tình trạng lượng dịch trong khớp nhiều hơn bình thường, nên sẽ xuất hiện các triệu chứng điển hình như:
- Sưng to phù nề: Người mắc tràn dịch ở khớp gối thì bên khớp bị tổn thương tràn dịch sẽ nổi mẩn đỏ lèm sưng to hơn bên khớp gối còn lại. Khiến người bệnh khó vận động, căng cứng đầu gối, ấn vào có cảm giác bùng nhùng như có nước bên trong.
- Sốt: Nếu nguyên nhân làm khớp gối tràn dịch là do nhiễm khuẩn thì người bệnh có thể bị sốt. Mức độ nặng nhẹ phụ thuộc vào thể trạng và hệ miễn dịch của từng người.
- Đau khớp gối: Hầu hết các bệnh nhân tràn dịch ở khớp gối đều gặp phải chính là đau khớp gối, thậm chí là không đi lại được. Tần suất cũng như mức độ phụ thuộc vào nguyên nhân gây tràn dịch.
- Hạn chế vận động: Bệnh nhân thường sẽ có cảm giác nặng nề bên khớp gối bị tổn thương, rất hạn chế trong việc vận động đi lại hoặc khó gấp duỗi, do lượng dịch trong khớp gây cản trở. Theo thời gian nếu không được can thiệp thì các cơ xung quanh sẽ yếu dần khiến khớp ngày càng không vững cùng với cơn đau dai dẳng.
Một số triệu chứng khác đi kèm như dị cảm, tê chân, mất cảm giác chân, cứng khớp… mà người bệnh tràn dịch vị trí khớp gối có thể gặp phải.
Phương pháp điều trị tràn dịch khớp gối

Muốn điều trị hiệu quả bệnh tràn dịch ở khớp gối. Thì cần phải xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có hướng điều trị hợp lý và hiệu quả nhất. Hiện nay, có rất nhiều cách điều trị tràn dịch vị trí khớp gối. Nhưng phương pháp điều trị bằng Tây y, Đông y, phẫu thuật vẫn là phổ biến nhất. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau. Do đó, người bệnh có thể căn cứ vào cơ địa và tình trạng bệnh của mình để lựa chọn được phương pháp phù hợp.
Dùng thuốc đông y
Ra đời cách đây hàng trăm năm nhưng Đông Y vẫn được nhiều người lựa chọn và được biết đến là phương pháp trị bệnh từ gốc.
Cơ chế chữa bệnh của Đông y là
- Giúp đẩy mạnh lưu thông khí huyết
- Đẩy lùi tà khí xâm nhập vào xương khớp
- Bồi bổ can thận, khí huyết, làm mạnh gân xương
- Giảm đau và ngăn ngừa tái phát.
Các liệu pháp điều trị bệnh lý bằng Đông Y gồm châm cứu, xoa bóp, dán cao, bấm huyệt. Kết hợp cùng hệ thống vật lý trị liệu và các bài tập trị liệu chuyên biệt. Nổi bật là kỹ thuật đốt thuốc bằng ống tre giúp mở đường cho khí huyết lưu thông. Phục hồi và sản sinh dịch khớp, giúp tái tạo sụn khớp và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Ưu điểm:
- Tác động vào căn nguyên gây bệnh nên có khả năng giải quyết tận gốc. Từ đó giúp điều trị bệnh một cách dứt điểm.
- Mang lại hiệu quả điều trị lâu dài, ngăn ngừa nguy cơ tái phát.
- Các nguyên liệu của bài thuốc hoàn toàn từ thiên nhiên nên mang lại kết quả an toàn cho người bệnh. Do đó, người bệnh có thể an tâm sử dụng mà không phải lưu ý đến tác dụng phụ.
Nhược điểm:
- Thời gian điều trị lâu dài, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì tuân thủ theo liệu trình điều trị mới hiệu quả tốt.
- Tùy vào cơ địa của mỗi người bệnh mà hiệu quả nhanh hay chậm.
Dùng thuốc tây y

Với nền y học hiện đại phát triển thì căn bệnh này không phải là khó chữa. Khi bệnh ở giai đoạn đầu, phương pháp điều trị đầu tiên là sử dụng các loại thuốc có tác dụng nhằm điều trị bệnh:
- Thuốc giảm đau: Có tác dụng hạn chế, thuyên giảm những cơn đau nhức do tràn dịch gây nên, khi người bệnh đau quá mức chịu đựng.
- Thuốc kháng sinh: Nếu người bệnh có nguy cơ hoặc đang bị nhiễm khuẩn thì thuốc kháng sinh sẽ là loại thuốc được chỉ định trong trường hợp này.
- Thuốc kháng viêm: Loại thuốc này có thể sử dụng theo đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp gối. Tuy nhiên, thường các loại thuốc kháng viêm đều là liều mạnh, có thể gây ra các tác dụng phụ.
Ưu điểm:
- Giúp giảm đau nhanh chóng, hiệu quả chống viêm, tiêu sung sẽ thấy được ngay sau khi sử dụng.
- Sử dụng dễ dàng, tiện lợi và tiết kiệm thời gian cho người bệnh.
Nhược điểm:
- Phù hợp với những người bị tràn dịch vị trí khớp gối giai đoạn bệnh nhẹ, trung bình.
- Do không tác động vào căn nguyên của bệnh nên không điều trị tận gốc
- Có thể tiềm ẩn tác dụng phụ gây ảnh hưởng đến cơ thể của người bệnh.
Phẫu thuật

Nếu người bệnh áp dụng các phương pháp điều trị bệnh tràn dịch ở khớp gối trên mà bệnh vẫn tiến triển ngày càng nặng. Thì sự can thiệp của phẫu thuật là sự lựa chọn tốt nhất lúc này.
Nội soi
Tràn dịch vị trí khớp gối nếu để lâu ngày thì dịch sẽ bị đặc lại và tạo thành kén. Lúc này, bệnh nhân cần phải phẫu thuật loại bỏ kén đó trước khi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm.
Bác sĩ chỉ cần đưa một ống nội soi vào khớp gối qua một vết rạch nhỏ. Dụng cụ gắn vào kính nội soi khớp có thể loại bỏ kén dịch và các mô lỏng lẻo. Đồng thời sửa chữa những tổn thương ở đầu gối do tràn dịch của bệnh nhân.
Tuy nhiên, phương pháp này nếu làm không đúng kỹ thuật thì có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Vì vậy bạn cần phải tìm đến các bác sĩ có chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm để tiến hành điều trị.
Phẫu thuật thay khớp
Khi tình trạng bệnh đã trở nên quá nghiêm trọng, những cơn đau nhức dường như đã quá mức chịu đựng của người bệnh. Và có dấu hiệu gây ra những biến chứng phức tạp. Khi đó, phẫu thuật thay khớp gối là lựa chọn cuối cùng của bạn. Phẫu thuật thay khớp gối thường có hiệu lực kéo dài ít nhất mười lăm năm. Hoặc một con số khác tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể nói, đây là niềm hy vọng cuối cùng của người bệnh để có thể vận động và đi lại như bình thường.
Ưu điểm:
- Can thiệp trực tiếp vào cơ quan bị tổn thương và loại bỏ chúng.
- Giúp làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh. Ngăn ngừa tái phát và giúp người bệnh trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Nhược điểm:
- Cách chữa tràn dịch ở khớp gối bằng phẫu thuật thường gây đau đớn.
- Tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm trong và sau khi phẫu thuật.
- Có thể bệnh nhân phải thực hiện thêm một cuộc phẫu thuật khác sau một thời gian dài.
Ngăn ngừa khớp gối tràn dịch
Bạn thấy đấy, tràn dịch vị trí khớp gối là căn bệnh khá nguy hiểm. Có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Chính vì thế, việc ngăn ngừa căn bệnh này là vô cùng cần thiết.
Để quản lý sức khỏe tổng thể của bạn và ngăn ngừa tràn dịch ở khớp gối, bạn nên lưu ý một số gợi ý dưới đây.
Chế độ ăn uống khoa học

Một chế độ ăn uống khoa học và giàu dinh dưỡng sẽ giúp cho xương khớp chắc khỏe. Đây là một trong các yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa tràn dịch ở khớp gối và bảo vệ sức khỏe tổng thể.
Có rất nhiều các thực phẩm có tác dụng tốt trong việc phục hồi tổn thương và cải thiện chức năng của khớp gối. Bạn có thể bổ sung cho cơ thể các loại thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin từ sữa, rau củ xanh, trái cây tươi,… để tăng cường độ dẻo dai cho khớp.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh
Như đã nói ở trên, béo phì là một trong những nguyên nhân gây tràn dịch khớp gối. Chính vì thế, bạn nên duy trì trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp để giảm áp lực lên khớp gối của bạn.
Hạn chế gây thương tích lên vùng đầu gối
Tránh các chuyển động đột ngột ở đầu gối cũng là một cách bảo vệ khớp gối của bạn. Điều này giúp hạn chế những thương tích quá mức xảy ra ở đầu gối. Là một trong những tác nhân điển hình làm khớp gối tràn dịch.
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao

Thường xuyên tập thể dục, đặc biệt là tăng cường cơ bắp bắp xung quanh đầu gối sẽ giúp máu huyết lưu thông. Làm giảm áp lực tác động lên khớp và nâng cao khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho sụn khớp.
Một số bài tập bạn có thể áp dụng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe hay bơi lội cũng rất giúp ích cho cơ thể của bạn.
Khám sức khỏe định kỳ
Thăm khám sức khỏe định kỳ khoảng 6 tháng / lần sẽ giúp bạn phát hiện những vấn đề sức khỏe của cơ thể. Qua đó có phương pháp điều trị tích cực.
Tràn dịch khớp gối có thể tấn công bất kỳ đối tượng nào ở mọi độ tuổi. Chính vì vậy, đừng chủ quan với sức khỏe của mình mà hãy chủ động bảo vệ sức khỏe của mình ngay hôm nay bạn nhé.