Viêm khớp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị TỐT NHẤT

Với sự phát triển của thời đại, các bệnh về xương khớp dần dần có xu hướng trẻ hoá. Nó xuất hiện ngay cả ở những người trẻ tuổi hoặc thậm chí ở trẻ em. Trong những bệnh xương khớp đáng gờm thì bệnh viêm xương khớp cũng đang hoành hành dữ dội. Chúng gây nên nhiều khó khăn trở ngại cũng như những cơn đau cho người bệnh, tiềm ẩn cả nguy cơ gây biến chứng. Trong bài viết này, hãy tìm hiểu ngay những biến chứng, triệu chứng cũng như hướng điều trị đúng chuẩn cho bệnh viêm khớp này nhé!

Tổng quan về viêm xương khớp

Không ít người đã nghe nói về bệnh lý này nhưng có thể chưa hiểu hết về chúng. Hãy cùng nhau tìm hiểu những vấn đề liên quan về căn bệnh này tại dưới đây!

Viêm khớp là gì?

Viêm khớp là gì
Viêm khớp là gì

Đây là một thuật ngữ được dùng để chỉ hơn 200 tình trạng ảnh hưởng đến khớp. Cũng như các tổn thương của mô bao quanh khớp cùng các mô liên kết khác.

Nó được coi là một tình trạng thấp khớp gây nên nhiều khó khăn cho người bệnh. Khiến họ gặp vấn đề trong việc cử động, di chuyển do những đau đớn về mặt thể xác. 

Phổ biến thường gặp là bệnh viêm xương khớp (OA). Bên cạnh đó các bệnh thấp khớp liên quan khác còn có bệnh Gout và viêm khớp dạng thấp (RA). 

Nguyên nhân bệnh viêm xương khớp

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới căn bệnh này, thông thường viêm xương khớp là do sụn khớp bị thoái hoá hoặc tổn thương. Tuy nhiên, tùy theo từng dạng mà các chuyên gia có nhận định về những nguyên nhân hình thành là khác nhau. Nói chung, ta có thể chia nó thành 2 nhóm chính sau:

  • Nguyên nhân ngoài khớp: Do rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống (tăng acid uric lắng đọng ở khớp); do tổn thương của các thành phần trong khớp khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô chính trong cơ thể. Chúng gây ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường của khớp, làm tổn thương cấu trúc khớp từ đó gây nên tình trạng viêm.
  • Nguyên nhân tại khớp: Các nguyên nhân gây nên viêm xương khớp trực tiếp đó là tình trạng viêm sụn, sự thoái hóa, bào mòn sụn khớp, chấn thương khớp, nhiễm khuẩn khớp,…

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như:

  • Chấn thương làm thoái hoá khớp
  • Chuyển hoá bất thường gây nên Gout
  • Do yếu tố di truyền
  • Nhiễm trùng hoặc rối loạn chức năng miễn dịch gây nên viêm xương khớp dạng thấp và lupus ban đỏ 

Bệnh viêm xương khớp luôn là nỗi ám ảnh với nhiều người đặc biệt người lớn tuổi, bởi rất dễ để nó gây ra biến chứng với cơ thể người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Xem thêm
Gout là gì? Bệnh này có gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân hay không? Xem ngay tại “Bệnh Gout: Những điều bạn chưa biết về căn bệnh của NGƯỜI GIÀU” để biết thêm nhé!

Triệu chứng bệnh viêm khớp

Triệu chứng của bệnh
Triệu chứng của bệnh

Nắm bắt kịp thời những triệu chứng báo hiệu chính là giải pháp tốt nhất giúp bạn nhanh chóng và dễ dàng hơn trong việc điều trị bệnh. Tránh xa khỏi những cơn đau. Tuỳ thuộc vào vị trí viêm và từng loại viêm xương khớp mà triệu chứng xuất hiện là khác nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết thường gặp nhất bạn có thể tham khảo: 

  • Đau khớp: Tình trạng đau khi vận động hoặc khi không vận động, đau tăng lên khi vào ban đêm hoặc khi thay đổi thời tiết.
  • Vận động của khớp: Bị hạn chế, có kèm theo các cơn đau nhẹ.
  • Sưng và cứng khớp: Các khớp ngón tay, chân bị sưng, phù nề hoặc có tình trạng cứng khớp khi không hoạt động trong thời gian dài như thời điểm mới ngủ dậy. Triệu chứng này thường gặp ở bệnh lý viêm xương khớp cấp tính.
  • Viêm: Tình trạng viêm tại khớp hay vùng xung quanh khớp.
  • Nóng và đỏ khớp: Khớp có triệu chứng đỏ và nhiệt độ cao hơn vùng da khác.
  • Lạo xạo khi cử động các khớp, đặc biệt vào buổi sáng.
  • Các triệu chứng khác ngoài khớp kèm theo như: Sốt, khó thở, phát ban, ngứa, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi,…

Những người dễ bị bệnh viêm khớp

Bệnh có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng nhưng chủ yếu là người cao tuổi. Các đối tượng có nguy cơ mắc viêm cơ xương khớp được chia theo nhiều tiêu chí khác nhau như sau:

  • Tuổi tác: Xuất hiện ở cả trẻ em và thanh niên nhưng phổ biến nhất là ở người già, người cao tuổi. Bởi sự ảnh hưởng của những rối loạn chuyển hoá và sự tích tụ chấn thương trong thời gian dài.
  • Giới tính: Tỷ lệ phụ nữ mắc viêm xương khớp là cao hơn so với nam giới.
  • Nghề nghiệp: Những người lao động quá sức, lao động nặng trong thời gian dài. Nhân viên văn phòng thường có khả năng cao mắc hơn những người khác.
  • Chấn thương: Các chấn thương về lâu về dài sẽ có nguy cơ gây viêm cơ xương khớp.
  • Thừa cân, béo phì: Các mô mỡ gây chèn ép lên các khớp xương gây tăng nguy cơ mắc viêm xương khớp.
  • Người bị rối loạn trao đổi chất.
  • Suy giảm chức năng miễn dịch, rối loạn di truyền có thể gây nên viêm xương khớp.

Bệnh viêm cơ xương khớp đang có xu hướng trẻ hoá, do vậy không ngoại trừ trường hợp nào, nó cũng có thể hình thành và gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

Biến chứng nguy hiểm của viêm khớp

Biến chứng nguy hiểm
Biến chứng nguy hiểm

Chúng gây nên nhiều đau đớn và cản trở việc vận động và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Nếu không có biện pháp chữa trị và ngăn chặn, bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Giảm hoặc mất chức năng hoạt động thông thường như việc cầm, nắm, đi lại thậm chí mất khả năng lao động
  • Teo cơ, biến dạng khớp dẫn đến tàn phế: Biến chứng phổ biến nhất là cứng khớp, nguy hiểm hơn là teo cơ, dính khớp, biến dạng khớp, thậm chí bại liệt
  • Tổn thương tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người cao tuổi

Như vậy, những biến chứng là rất nguy hiểm và ảnh hưởng tới cả tương lai nên bạn cần phát hiện ra sớm và nhanh chóng chữa trị.

Cách chẩn đoán bệnh viêm xương khớp

Quá trình chẩn đoán bệnh sẽ dựa vào các triệu chứng ở từng giai đoạn khác nhau. Trong đó có 2 giai đoạn chính là lâm sàng và cận lâm sàng.

Giai đoạn: Lâm sàng

  1. Triệu chứng cơ năng: Tình trạng đau xương khớp đối xứng đặc biệt ở các khớp nhỏ và nhỡ, đau liên tục cả ngày. Tăng lên về đêm và gây cứng khớp vào buổi sáng (thường kéo dài trên 1 giờ). Mệt mỏi hoặc suy nhược cơ thể do viêm xương khớp tuy nhiên có thể không sốt hoặc sốt nhẹ.
  2. Triệu chứng thực thể tại khớp: Sưng đau nóng tại các khớp, ít khi tấy đỏ. Các khớp viêm thường gặp như: cổ tay, bàn ngón tay, khuỷu, vai, gối, háng, khớp nhỏ bàn chân, cổ chân
  3. Triệu chứng ngoài khớp: Hạt thấp dưới da, gắn dính với màng xương; tình trạng tổn thương mắt, khô kết mạc, tổn thương phổi và các bệnh tim mạch.

Giai đoạn: Cận lâm sàng

Giai đoạn của bệnh
Giai đoạn của bệnh
  1. Tình trạng thiếu máu
  2. Tăng tốc độ máu lắng và CRP
  3. Xét nghiệm yếu tố dạng thấp RF, kháng thể kháng CCP
  4. Các thăm dò chẩn đoán hình ảnh: 
  • Siêu âm khớp: Phát hiện dịch khớp, đánh giá viêm màng hoạt dịch
  • Chụp X-quang khớp: phát hiện dấu hiệu bào mòn sụn khớp, nặng hơn là dính khớp
  • Chụp CT: dùng trong trường hợp đau cột sống, nghi viêm tủy xương
  • Chụp MRI: đánh giá hiệu quả tình trạng phát triển của bệnh
  • Xạ hình xương: phát hiện bệnh lý ác tính về xương như ung thư xương

Điều trị viêm khớp 

Người mắc bệnh thường được điều trị nhằm làm giảm thiểu các triệu chứng và giúp cải thiện chức năng hoạt động của khớp. Việc kết hợp các phương pháp điều trị với nhau cũng được áp dụng cho nhiều trường hợp nhưng trên hết, bạn nên thăm khám và tuân thủ đúng lời khuyên từ bác sĩ. 

Để điều trị bệnh viêm cơ xương khớp, hiện nay Y học thường sử dụng những phương pháp sau đây:

Nên xem
Có nhiều phương pháp để điều trị bệnh lý này. Ví dụ như điều trị nội khoa. ngoại ngoai,… Trong đó, sử dụng thuốc xương khớp là biện pháp được nhiều người dùng nhất.

Điều trị nội khoa

Hầu hết các trường hợp người bệnh đều áp dụng phương pháp điều trị này. Có thể kết hợp thuốc và cả phẫu thuật để nâng cao khả năng vận động của khớp. Các loại thuốc thường được sử dụng là thuốc giảm đau chống viêm không steroid (như mobic, ibuprofen,diclofenac). Ngoài ra, có thể sử dụng Corticoid để chống viêm trong một vài trường hợp.

Điều trị ngoại khoa

Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật

Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật trong một số trường hợp viêm cơ xương khớp nặng hoặc tình trạng bệnh tiến triển không khả thi như: khớp không hoạt động được, đau kéo dài không đáp ứng với điều trị nội khoa, ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và ngoại hình của người bệnh.

Các phương pháp phẫu thuật được áp dụng đó là phẫu thuật tạo hình khớp, phẫu thuật làm cứng khớp, tạo hình xương để đảm bảo chức năng của khớp.

Chữa viêm xương khớp bằng thuốc điều trị

Các loại thuốc điều trị thường được sử dụng nhằm cải thiện tình trạng viêm xương khớp như: 

  • Thuốc giảm đau nhanh: hydrocodone, paracetamol 
  • Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS): giảm đau và kháng viêm nhưng gây ra một số tác dụng phụ
  • Thuốc bôi ngoài da
  • Thuốc ức chế miễn dịch giảm viêm

Trong trường hợp mắc viêm xương khớp dạng thấp, người bệnh có thể được chỉ định dùng corticosteroid. Hoặc các thuốc chống thấp khớp để ngăn chặn sự tiến triển bệnh.

Trên đây là tổng quan những vấn đề liên quan tới bệnh viêm khớp cũng như các giải pháp điều trị mang đến hiệu quả cao nhất hiện nay. Mong rằng những thông tin này thật sự bổ ích với bạn trong quá trình ngăn chặn và chữa trị căn bệnh đáng gờm này!   

HEALTHCENTRAL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 1900.2061
Chat Facebook
Gọi điện ngay