Bệnh Gout: Những điều bạn chưa biết về căn bệnh của NGƯỜI GIÀU

Hiện nay Gout không còn là căn bệnh của “ người giàu” mà bất kỳ ai trong xã hội đều có thể bị bệnh tấn công. Đặc biệt là những người có thói quen sinh hoạt, ăn uống thiếu lành mạnh thì càng có nguy cơ cao bị gout ghé thăm. Vậy bệnh gout là gì? Có nguy hiểm không? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh gout? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này trong bài viết dưới đây nhé.

Bệnh gout là gì?

Bệnh gút là gì
Bệnh gút là gì

Bệnh gút được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như gout trong tiếng Anh. Hay goutte trong tiếng Pháp, thống phong trong tiếng Hán Việt. Vậy thực chất gout là bệnh gì?

Gout là một dạng viêm khớp gây sưng tấy đỏ đau ở các khớp. Nguyên nhân là do Acid Uric trong máu tăng cao. Chúng gây lắng đọng tinh thể urat tại các ổ xương khớp và các mô khác trong cơ thể. Từ đó khiến người bệnh bị dày vò bởi những cơn đau, sưng khớp. 

Dấu hiệu bệnh gout phổ biến nhất là những cơn đau đột ngột giữa đêm và sáng sớm. Tại các khớp ngón chân cái, đầu gối, bàn chân, mắt cá chân và ít gặp hơn ở khớp tay.

Tuy Gout là một bệnh mạn tính có khả năng tái phát cao, có thể làm cho người bệnh căng thẳng, đau đớn và mất ngủ. Nhưng gout vẫn có thể điều trị nếu sử dụng đúng phương pháp điều trị kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh.

Nguyên nhân gây bệnh gút

Bệnh gout là một dạng viêm khớp điển hình dễ gặp phải ở độ tuổi trung niên. Các chuyên gia đã dựa theo nguyên nhân gây bệnh mà chia bệnh gout làm 2 loại điển hình là bệnh gout nguyên phát và bệnh gout thứ phát. 

Nguyên nhân gay ra bệnh Gout
Nguyên nhân gay ra bệnh Gout

Xem thêm
Bên cạnh gút, thì gai cột sống được xem là căn bệnh về xương khớp gây ảnh hưởng nặng nề đến bệnh nhân. Xem ngay để có thêm nhiều kiến thức hữu ích nhé!

Nguyên nhân nguyên phát

Theo thống kế, bệnh gout nguyên phát chiếm tới hơn 90% tổng số người bị gout. Chủ yếu là do yếu tố nội sinh do di truyền, rối loạn gen hoặc cơ địa trong quá trình tổng hợp purin nội sinh bị rối loạn, gây tăng sinh nhiều acid uric gout. Bệnh gout là điều không tránh khỏi.

Nguyên nhân thứ phát

Trái lại với nguyên nhân nguyên phát, thứ phát lại do các yếu tố bên ngoài tác động. Bao gồm:

  • Chế độ ăn uống không điều độ: Các thực phẩm chứa nhiều purin như thịt động vật, sữa, hải sản,…sẽ làm tăng acid uric trong máu, gây bệnh gout.
  • Rượu bia, thức uống có ga: giảm hiệu suất đào thải acid uric trong máu, dễ mắc bệnh gout
  • Mắc các bệnh về máu như bạch cầu cấp, đa hồng cầu, thiếu máu tán huyết,… Phá hủy tế bào, tổ chức giải phóng purin nội sinh làm tăng acid uric trong máu.
  • Mắc các bệnh về thận như suy thận, sỏi thận, viêm thận,.. Làm chức năng đào thải acid uric của thận suy giảm. Điều này sẽ làm acid uric trong máu có điều kiện thuận lợi tăng lên, hình thành bệnh gout.
  • Sử dụng các thuốc lợi tiểu furosemid, thiazid, acetazolamid,… hay các thuốc kháng lao ethambutol, pyrazinamid,… cũng khiến người bệnh dễ bị bệnh gút.
  • Ngoài ra còn do một số yếu tố khác như dùng thuốc tây y, béo phì, nghiện rượu…

Những đối tượng có nguy cơ bị bệnh gout cao

Vậy đâu là các cá nhân dễ bị gút? Dưới đây là các đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh và cần chú ý phòng ngừa. Tham khảo ngay nhé!

Nam giới bước vào tuổi trung niên

Nam giới trung niên dễ bị gút
Nam giới trung niên dễ bị gút

Đàn ông có nguy cơ mắc bệnh gout cao gấp 5 đến 10 lần so với phụ nữ. Trong tổng số những người bị bệnh gout thì có đến hơn 80% là nam giới ở độ tuổi 40 trở lên. Các nhà khoa học lý giải rằng có thể là họ thường xuyên ăn nhiều đạm động vật. Đặc biệt là nội tạng động vật, lại uống rượu và hút thuốc thường xuyên, lười tập luyện. Từ đó nâng cao nguy cơ mắc bệnh gout ở nam giới.

Nữ giới mãn kinh

Trước khi đến tuổi mãn kinh, phụ nữ  ít có nguy cơ mắc bệnh gout hơn. Vì hormone nữ có ác dụng điều chỉnh nồng độ axit uric ở ngưỡng an toàn. Nhưng quá trình mãn kinh dẫn đến một loạt sự thay đổi trong cơ thể trong đó có rối loạn chuyển hóa acid uric. Cụ thể là việc suy giảm nghiêm trọng hormone estrogen – hormone giúp bài tiết acid uric trong máu. Kết hợp với chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ chiên xào nhiều dầu mỡ,….Chính điều này đã làm tăng khả năng mắc bệnh gout ở nữ giới tuổi mãn kinh.

Người béo phì

Cơ thể của những người béo phì chứa quá nhiều mỡ, gây cản trở việc đào thải axit uric trong máu. Uric không được đào thải sẽ tích tự trong máu hình thành bệnh gout. Hơn nữa, những người này lại thường thích ăn đồ ăn nhiều đạm, nhiều dầu mỡ càng khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng. Điều này lý giải tại sao người béo phì có khả năng mắc bệnh gout cao hơn gấp 5 lần người bình thường.

Đối tượng trong gia đình có người từng bị gút

Khoa học hiện đại đã đưa chứng minh di truyền là một nhân tố quan trọng khiến chúng ta dễ bị gout. Có đến năm loại gen đặc biệt liên quan đến sự nhạy cảm lớn hơn để phát triển bệnh gút. Và hầu hết chúng đều có khả năng di truyền từ đời trước sang đời sau. Do đó, nếu trong gia đình có một người bị mắc gút. Đặc biệt là ông bà, bố mẹ thì khả năng con cháu sinh ra bị mắc bệnh gout là rất cao.

Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống không hợp lý
Chế độ ăn uống không hợp lý

Bệnh Gout được xem là hệ quả của lối sống hiện đại thiếu lành mạnh trong thời đại ngày nay. Có nghĩa là những người có chế độ ăn uống thiếu khoa học cũng là một trong những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gout khá cao. Cụ thể là những thanh niên cậy mình còn trẻ khỏe ăn uống vô tội vạ, nhịn đói giảm cân hay ăn uống không đúng bữa. Những người có thói quen nhậu nhẹt, uống bia rượu triền miên. Những người có sở thích ăn thịt cá nhiều hơn ăn rau cũng một trong các nguyên nhân gia tăng tỷ lệ mắc bệnh gout.

Các giai đoạn của bệnh gout

Bệnh gout là nỗi ám ảnh kinh hoàng không của riêng ai. Dựa vào mức độ nghiêm trọng, bệnh gout được chia thành 3 giai đoạn.

Giai đoạn đầu

Giai đoạn khởi đầu hay còn gọi là khởi phát. Lúc này, mức axit uric trong máu đã tăng lên nhưng chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh gout rõ rệt. Thông thường, những người bị bệnh sỏi thận có thể là dấu hiệu của bệnh gout.

Giai đoạn giữa

Khi người bệnh cảm thấy đau khớp, không kéo dài nhưng lặp lại với tần suất và cường độ ngày càng cao. Thì đó chính là dấu hiệu phát bệnh của gout. Khi đó, nồng độ axit uric rất cao, hình thành nên các tinh thể xuất hiện ở ngón chân (hay còn gọi là nốt tophi). 

Nốt Tophi này có lúc xuất hiện sớm, có lúc xuất hiện muộn. Có khi là hàng chục năm sau cơn gout đầu tiên, cũng có thể xuất hiện ngay khi bị gout. Nốt Tophi này thường thấy trên sụn vành tai, khuỷu tay, ngón chân cái, gót chân, mu bàn chân và gân gót của người bệnh gout.

Giai đoạn cuối

Các giai đoạn của bệnh
Các giai đoạn của bệnh

Đa số những người bị bệnh gout thường chỉ dừng lại ở 2 giai đoạn đầu. Chỉ có một bộ phận nhỏ có tiến triển bệnh đến giai đoạn cuối này. Vì các triệu chứng bệnh gout hầu như đã được điều trị đúng cách ở giai đoạn 2. Nếu phát hiện sớm thì có lẽ chỉ dừng lại giai đoạn đầu. 

Ở giai đoạn này, các triệu chứng của bệnh sẽ không biến mất mà ngày càng bùng phát mạnh hơn. Những cơn đau gout xảy ra thường xuyên, kéo dài liên tục trong nhiều giờ. Thậm chí là nhiều ngày và cũng có thể vài tuần, vài tháng với cơn đau dữ dội hơn. 

Giai đoạn này các khớp cả tay và chân bị viêm, thậm chí xuất hiện nhiều cục u ở các khớp ngón tay, bàn tay, cổ tay, ngón chân, mắt cá chân,…

Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời, lâu dần các khớp sẽ bị biến dạng, phá hủy xương sụn. Khiến người bệnh bị co cứng, teo cơ, vận động khó khăn. Trường hợp xấu nhất có thể gây tàn phế suốt đời, thậm chí là gây tử vong. 

Bên cạnh đó, các sụn chức năng thận bị suy giảm nhiều, thận bị viêm hoặc có sỏi và bị phá hoại liên tục trong giai đoạn này.

Gout là căn bệnh để lại hậu quả khôn lường. Chính vì vậy, khi phát hiện những dấu hiệu, triệu chứng của bệnh gút bạn cần tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Để xác định chính xác tình trạng bệnh hiện tại cũng như nguyên nhân gây bệnh. Qua đó, có thể đưa ra hướng điều trị chính xác và hiệu quả nhất. 

Điều trị bệnh gút như thế nào?

Chắc hẳn những người bệnh gout luôn mong mỏi nhanh chóng tìm ra cách điều trị hiệu quả. Họ mong muốn một cuộc sống yên bình mà không bị dày vò bởi những cơn đau điên dại. Đau đến thấu xương và cảm giác mệt mỏi khó chịu không diễn tả được. Tuy mức độ nguy hiểm của gout không quá cao nhưng đây thực sự là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Vậy cách điều trị bệnh gout như thế nào? 

Nên xem
Đâu là những loại thuốc trị gút tốt nhất hiện nay? Tham khảo ngay bài viết “[GÓC CHIA SẺ] Thuốc Gout HỮU DỤNG và an toàn nhất hiện nay” để hiểu rõ nhé!

Chữa bệnh gout bằng thuốc tây

Điều trị bằng thuốc tây
Điều trị bằng thuốc tây

Theo y học hiện đại, gout nằm trong các vấn đề về khớp. Cụ thể là rối loạn chuyển hóa và được chia thành 2 loại: cấp tính và mãn tính. 

Hiện nay chưa có phương pháp nào điều trị khỏi bệnh gout hoàn toàn. Mà chủ yếu chỉ là làm giảm thiểu các cơn đau nhức xương khớp do gút, ngăn ngừa sự tăng lên của axit uric trong máu và ngăn chặn tình trạng tích tụ tinh thể urat tại các khớp. 

  • Thuốc chống viêm giảm đau: Colchicin, thuốc chống viêm giảm đau không steroid như ibuprofen, meloxicam, celecoxib,.. và thuốc Corticosteroid. Các thuốc này có tác dụng giảm đau trong cơn gút cấp và giảm viêm tại các khớp. 
  • Thuốc giảm acid uric máu Allopurinol:  Có tác dụng ức chế enzyme xanthine oxidase – một enzyme có tác dụng xúc tác quá trình hình thành acid uric máu. Tuy nhiên, không nên sử dụng Allopurinol trong cơn gút cấp mà chỉ dùng sau khi tình trạng viêm khớp đã thuyên giảm. Sau 1 -2 tuần sử dụng Colchicin.
  • Thuốc làm tăng đào thải acid uric máu Probenecid: Chỉ dùng khi chức năng thận bình thường, không bị sỏi thận, người dưới 65 tuổi. Và có acid uric niệu dưới 600mg/24h. Có thể dùng Probenecid phối hợp với allopurinol.

Giống như tất cả các loại thuốc tây y khác, những loại thuốc này đôi khi có thể để lại tác dụng phụ. Nhưng bạn yên tâm, các bác sĩ sẽ giảm thiểu nguy cơ này bằng cách quy định liều dùng phù hợp.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ ăn uống

Bên cạnh sử dụng các loại thuốc tây y thì những người bị gout nên kết hợp điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho khoa học. Vì một trong những nhân tố hình thành bệnh gout chính là lối sống và chế độ ăn uống không lành mạnh. 

Cần cắt giảm tối đa rượu bia, chất có gas. Bổ sung thêm nhiều trái cây, rau quả tươi hơn là thịt đỏ hay thực phẩm chế biến. Giảm cân cũng là một trong những mục tiêu mà người bệnh nên hướng tới. Điều này sẽ giúp cho cơ thể bạn ngăn chặn được các cuộc tấn công từ gout. Đồng thời giảm nồng độ acid uric trong máu. Đây chính là những thói quen tuyệt vời cho sức khỏe tổng thể của bạn. 

Ngoài ra, bạn cần tăng cường vận động thể dục thể thao để xương khớp được linh hoạt. Tránh lười biếng, ngồi ì một chỗ không chịu hoạt động gân cốt sẽ khiến gout thêm trầm trọng. Tuy nhiên, bệnh nhân cũng không nên làm việc hay hoạt động quá sức để bảo vệ sức khỏe của bản thân. Đồng thời giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress,.. để có thể “ gút bai” bệnh gout một cách nhanh chóng nhé.

Bệnh Gout giờ đây không phải là căn bệnh hiếm gặp. Chính vì vật, thay vì lo sợ hoang mang thì bạn nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học. Kết hợp với tập luyện đều đặn để phòng ngừa bệnh gout hiệu quả nhé. 

HEALTHCENTRAL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 1900.2061
Chat Facebook
Gọi điện ngay