Gai cột sống là gì và bệnh có nguy hiểm hay không bạn NÊN BIẾT

Gai cột sống

Bệnh gai cột sống dường như đã không còn quá xa lạ với lớp người cao tuổi. Thậm chí hiện nay nó còn tấn công tới cả những thế hệ trẻ. Nó gây nên những cơn đau nhức ở vùng cổ và lưng. Sau đó lan dần đến nhiều bộ phận khác như bả vai, hông, tay, chân làm hạn chế khả năng di chuyển của người bệnh khá nhiều. Vậy làm sao để phát hiện ra bệnh gai sống lưng cũng như tầm nguy hiểm của căn bệnh này như thế nào và cách điều trị ra sao? 

Khái niệm về gai cột sống

Những người có tư thế ngồi, ngủ, vận động,… sai thì rất dễ bị gai xương sống. Thế bệnh này có nguy hiểm đến tính mạng không? Tìm hiểu ngay nhé!

Gai xương sống là gì?

Gai xương sống là gì
Gai xương sống là gì

Gai xương sống là một trong những bệnh lý phổ biến nhất hiện nay liên quan đến thoái hoá cột sống. Mà trong đó có sự xuất hiện của các gai xương mọc ra phía ngoài và hai bên của cột sống. 

Bệnh gai sống lưng gây nên những cơn đau mỏi ở vùng thắt lưng, vai hoặc cổ do tình trạng gai chèn ép vào dây thần kinh. Ở mức nặng hơn, nó còn khiến người bệnh bị hạn chế vận động, khó cử động ở một số vùng bị ảnh hưởng.

Thực tế là trên cơ thể, có rất nhiều vị trí xương sống có thể gặp phải tình trạng gai xương sống. Nhưng chủ yếu nhất vẫn là gai sống cổ và gai sống lưng.

Xem thêm
Thoát vị đĩa đệm là bệnh gì? Chúng có gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân không? Tìm hiểu ngay.

Bị gai cột sống có thực sự nguy hiểm?

Tình trạng gai xương sống xuất hiện ở nhiều đối tượng đặc biệt người trung niên và người cao tuổi. Gây nên nhiều cơn đau phiền toái ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, một loạt biến chứng nghiêm trọng có thể xảy đến như:

  • Đau nhức cột sống, ê buốt, tê bì tay chân.
  • Suy giảm chức năng cơ bắp.
  • Gai xương chèn ép làm rễ thần kinh cột sống bị tổn thương nặng.
  • Rối loạn hệ tiêu hoá, các chức năng đại tiểu tiện.
  • Tê liệt 2 chân.
  • Mất sức lực ở cánh tay.
  • Nhiễm trùng màng não hoặc viêm màng não.
  • Teo cơ, bại liệt, tàn phế.

Những hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra nếu bạn không theo dõi thường xuyên tình trạng bệnh. Vì vậy, hãy thăm khám và nhận tư vấn từ bác sĩ nếu có bất kỳ điều gì bất thường nhé!

Nguyên nhân bị gai cột sống

Nguyên nhân gai cột sống
Nguyên nhân gai cột sống

Là những biến đổi hình thái như tổn thương ở đĩa đệm thân đốt sống và các mỏm gai phía sau. Do lão hoá xương, dị tật hoặc chấn thương, vận động sai tư thế. Tuy nhiên, xét về nguyên nhân mắc bệnh, ta có thể chia thành 2 nhóm cơ bản sau:

Do yếu tố bệnh lý

Sự thoái hoá của khớp xương hay những thương tổn gây ra làm viêm khớp. Và làm hư hại đĩa đệm khiến cho cột sống không còn vững chắc như trước. Bởi vậy, cơ thể thích ứng bằng cách mọc thêm nhánh xương hoặc gai xương nhằm bảo vệ khớp xương.

Canxi bị lắng đọng ở dạng calcipyrophosphat tại các dây chằng, gân tiếp xúc với đốt sống: Quá trình thoái hoá xảy ra ở xương đốt sống, đĩa sụn. Hoặc các dây chằng bám quanh khớp làm mất nước khiến sụn khớp bị canxi hoá dẫn đến gai xương sống.

Do yếu tố sinh lý

  • Độ tuổi: Thường gặp ở những người trên 25 tuổi.
  • Chấn thương: Sự va đập, chấn thương làm hư hại xương và khớp ở cột sống. Cơ chế tự chữa lành của cơ thể sẽ tái tạo xương từ đó góp phần hình thành gai xương.
  • Thói quen sinh hoạt: Ngồi nằm, làm việc sai tư thế; vận động mạnh thường xuyên; lao động nặng trong thời gian dài; lái xe nhiều giờ,… Làm cột sống thoái hoá.
  • Chế độ ăn uống không khoa học: sử dụng rượu,bia,các chất kích thích, ăn nhiều chất béo, đường, canxi gây nên gai sống lưng.

Nên xem
Thuốc xương khớp là gì? Dùng sản phẩm này có hỗ trợ điều trị được bệnh thoát vị đĩa đệm không? Tìm hiểu ngay sau đây để có câu trả lời.

Phân loại bệnh

Gai xương sống có thể xuất hiện tại nhiều vị trí đốt sống nhưng có 2 loại bệnh phổ biến nhất đó là gai sống lưng và gai sống cổ.

Gai sống lưng

Gai sống lưng
Gai sống lưng

Vì cột sống thắt lưng chịu áp lực khá nhiều bởi trọng lượng cơ thể. Nên đốt sống thắt lưng dễ bị tổn thương và hình thành gai xương. Cấu tạo cột sống thắt lưng có 5 đốt là:L1, L2, L3, L4,L5. Hầu hết các bệnh nhân mắc gai xương sống lưng ở vị trí đốt sống L4 và L5. Người bệnh bị gai sống thắt lưng sẽ phải chịu cơn đau ở vùng lưng mỗi khi vận động mạnh. Sau đó lan ra các vùng khác như hông, mông, cổ chân,…

Gai sống cổ

Đây là hiện tượng các khớp bị nhô ra ở mỏm xương hoặc điểm lồi được hình thành do sự tổn thương của bề mặt khớp. Chúng làm cản trở sự hoạt động của xương. Nó gây ra các cơn đau nhức vùng cổ bất chợt hoặc thường xuyên ở những nơi như gáy, giữa 2 bờ xương bả vai, thái dương hoặc sau hốc mắt. Những cơn đau sẽ lan từ gáy xuống cánh tay và ngón tay.

Triệu chứng bệnh gai cột sống

Nhìn chung, bệnh gai xương sống không có nhiều biểu hiện rõ ràng. Tuy nhiên, chỉ khi các gai xương bất chợt va chạm hoặc cọ xát vào các xương, dây chằng hoặc rễ thần kinh thì nó sẽ gây nên các cơn đau vai, thắt lưng, cổ, gáy, tê tay. Bạn có thể nhận diện bệnh gai xương sống thông qua những triệu chứng cơ bản sau:

Triệu chứng gai xương sống
Triệu chứng gai xương sống
  • Đau cổ, gáy, thắt lưng và đau tăng lên khi vận động nhiều
  • Gai xương chèn ép rễ thần kinh gây mất cảm giác ở các phần cột sống khác
  • Gai cột sống lưng gây tê từ thắt lưng chuyển xuống mông, đùi và chân
  • Gai cột sống cổ gây tê ở cổ lan xuống hai tay, có thể ngứa ran hay tay, hoa mắt, chóng mặt, đau nửa đầu
  • Cơ thể mất cân bằng, suy giảm lực cơ bắp ở tay và chân
  • Mất kiểm soát về vấn đề tiểu tiện hoặc đại tiện khi ở tình trạng nguy cấp
  • Rối loạn thần kinh thực vật: đau đầu, hoa mắt, suy giảm trí nhớ, tăng tiết mồ hôi, suy giảm hô hấp, tăng huyết áp)

Ngoài ra, một số biểu hiện khác ở người mắc gai xương sống có thể thấy như: mất cảm giác ở phần cột sống có gai xương, khó vận động, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân,…

Cách trị gai cột sống

Gai cột sống kéo dài dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng với các bộ phận tay, chân hoặc lưng. Ở trạng thái nặng hơn thì có thể tê liệt hoặc tàn phế. Gai cột sống được tiến hành điều trị nhằm làm giảm những cơn đau. Đồng thời ngăn chặn diễn biến xấu của bệnh. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng thuốc tây. Hoặc cải thiện bằng các phương pháp vật lý trị liệu để điều trị gai cột sống.

Cách trị gai cột sống bằng thuốc tây

Thuốc trị gai cột sống
Thuốc trị gai cột sống

Mỗi loại thuốc đều có ưu nhược điểm riêng nên việc áp dụng loại thuốc nào tùy thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ nặng nhẹ. Cũng như tình trạng sức khỏe và điều kiện kinh tế của từng người. Sử dụng thuốc Tây y để hỗ trợ điều trị bệnh gai cột sống cũng là phương pháp phổ biến. Chúng giúp giảm đau với nhiều triệu chứng như tê bì, đau nhức hoặc khó chịu. 

Một số loại thuốc Tây y có thể sử dụng để giảm đau, chống viêm như: Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen, nhóm vitamin B. Bên cạnh đó, các loại thuốc chống viêm steroid có thể giúp người bệnh giảm đau tức thời. Nhưng chúng không tác động được vào căn nguyên của bệnh. 

Nên xem
Ngoài ra, dùng thuốc bổ xương khớp cũng cải thiện đáng kể bệnh lý này. Vậy có mấy loại thuốc bổ cho xương khớp tốt nhất hiện nay? Xem thêm.

Cải thiện bằng phương pháp vật lý trị liệu

Có 2 phương pháp vật lý trị liệu điều trị gai cột sống cơ bản là trị liệu thụ động và trị liệu tích cực. Mỗi ngày, người bệnh chỉ cần dành ra 5 phút để thực hiện các bài tập. Trong quá trình tập luyện nên giữ tinh thần thoải mái. 

Các bài tập sẽ giúp người bệnh lấy lại được sự cân bằng cho hệ xương khớp. Tăng cường sức mạnh cơ, dây chằng, giúp kéo căng cột sống tạo khoảng cách đầy đủ cho các đốt sống. Bên cạnh đó, nó cũng giúp hạn chế sự tác động của gai xương đến hệ thần kinh và tuỷ sống một cách hiệu quả. Để điều trị gai cột sống, người bệnh có thể sử dụng các phương pháp như: sóng ngắn, siêu âm, kích thích điện hoặc laser.

Dù sử dụng phương pháp điều trị nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện để đảm bảo an toàn sức khỏe bạn nhé! Mong rằng những kiến thức trên về bệnh gai cột sống thật sự bổ ích với bạn!

HEALTHCENTRAL

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 1900.2061
Chat Facebook
Gọi điện ngay